Skip to main content

 

Mô hình

GreenCityLabHuế kiến tạo tầm nhìn để đưa ra những tương lai có thể xảy ra đối với GBI và NBS tại Huế.

Do đó, GreenCityLabHuế sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình đồng sáng tạo có sự tham gia để phát triển các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước tại Huế.

Kiến thức được tạo ra thông qua phân tích hiện trạng đầu tiên và đầu vào từ các bên liên quan địa phương được sử dụng để hình dung các ý tưởng về mức độ, cường độ và vị trí cho các phát triển đô thị trong tương lai của thành phố liên quan đến việc tiết kiệm, phát triển hoặc nâng cao không gian xanh. Do đó, những tầm nhìn được phác thảo có chức năng miêu tả cụ thể về những phát triển đô thị mong muốn trong tương lai.

Trên cơ sở đó, các kịch bản thay đổi sử dụng đất sẽ được lập mô hình bằng mô hình hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhiều lớp. Điều này cho phép mô phỏng và đánh giá các tác động có thể xảy ra của những thay đổi sử dụng đất cụ thể liên quan đến lợi ích của các thay đổi này đối với việc thích ứng với khí hậu và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái và do đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Huế.

Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy các miêu tả của mỗi kịch bản với những miêu tả kịch bản ban đầu do các nhà khoa học đề xuất ở bên trái và các miêu tả kịch bản cụ thể của Huế được các bên liên quan thông qua ở bên phải.

Kịch bản A
Kịch bản phát triển thông thường
Kịch bản phát triển thông thường
Sự phát triển và mở rộng của thành phố dẫn đến việc xâm lấn liên tục vào khu vực tự nhiên và khu vực đất nông nghiệp, khiến khu vực này được chuyển đổi thành khu vực dành cho xây dựng và diện tích rất nhỏ được dành cho không gian xanh đô thị. Không có giải pháp nào được triển khai đối với cơ sở hạ tầng hiện có.
Đối chiếu với quy hoạch thành phố đến năm 2030, không có bất kì giải pháp bổ sung được thực hiện. Kịch bản phát triển thông thường có đặc điểm như quy hoạch không gian xanh đến năm 2030. Những không gian xanh đã được quy hoạch bao gồm những khu vực trong kinh thành, cụ thể là những khu vực được sử dụng cho mục đích quân sự sẽ được chuyển đổi thành không gian xanh đô thị. Không có giải pháp can thiệp hay hành động cụ thể nào có khả năng xảy ra tại những khu vực hiện có hoặc đã được quy hoạch khác.
Kịch bản B
Cải thiện ở quy mô nhỏ
Cải thiện ở quy mô nhỏ thông qua các loại hình xanh truyền thống
Sự phát triển và mở rộng của thành phố dẫn đến việc xâm lấn liên tục vào khu vực tự nhiên và khu vực đất nông nghiệp. Tuy nhiên, để cải thiện chất lượng khu vực lưu trú cũng như can thiệp về mặt thẩm mĩ, cây xanh sẽ được trồng trong những khu vực mới được xây dựng. Tuy nhiên, diện tích không gian xanh được tạo mới vẫn rất ít. Trong khu vực nội thành, cây được trồng thêm với mục đích nâng cao chất lượng không khí.
Kịch bản được nâng cấp dựa trên kịch bản A thông qua thực hiện các phương án can thiệp/hành động bổ sung. Những hoạt động này sẽ được thực hiện trên cả những loại hình sử dụng đất hiện có và những loại hình sử dụng đất đã được quy hoạch (trên tất cả những khu vực phù hợp). Những hành động/loại hình GBI ở quy mô nhỏ hơn (có chọn lọc và có dấu vết các-bon nhỏ) sẽ được xem là truyền thống/phổ biến, và vì vậy (rất) khả thi để thực hiện. Những hành động/loại hình GBI bao gồm trồng cây (trên đường), cây bụi và hàng rào, hình thành những hẻm cây, xây dựng các khu vui chơi nhiều cây xanh và phủ xanh/cải thiện những khu vui chơi hiện có, hoặc xây dựng những công viên nhỏ. Những hoạt động có chọn lọc trong những khu vực hiện có bao gồm phủ xanh ban công và xây dựng những giàn treo thực vật.
Kịch bản C
Cải tiến quy mô lớn hơn
Cải thiện ở quy mô trung bình đến lớn
Hoạt động xâm lấn và khu vực tự nhiên sẽ bị hạn chế. Thay vào đó, phần lớn diện tích được mở rộng của thành phố sẽ sử dụng đất nông nghiệp. Khu vực được xây dựng mới sẽ được phủ xanh bằng cách trồng thêm cây, phủ xanh với mật dộ cao, ví dụ vườn trong nhà và vườn thoát nước. Ở những khu vực được xây dựng mới, diện tích không gian xanh trên đầu người sẽ tăng lên dưới dạng không gian xanh công cộng nhiều cây gỗ. Một số giải pháp được áp dụng với mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có trên toàn thành phố Huế như phủ xanh bằng cách trng cây, phủ xanh với mật độ cao hơn và trên diện tích rộng hơn đối với vườn trong nhà, hoặc các dải cỏ vỉa hè. Không gian xanh hiện có sẽ được cải thiện chất lượng như đưa váo sử dụng các khu vui chơi. Những giải pháp này sẽ giúp thành phố thích nghi trước những điều kiện thời tiết cực đoan trong tương lai (nóng, ngập lụt) và nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí là một ví dụ.
Kịch bản này xây dựng dựa trên những phương án can thiệp quy mô nhỏ trong kịch bản B thông qua xem xét những hành động/loại hình GBI với dấu vết không gian lớn hơn (những tác động với dấu vết từ trung bình đến lớn), cũng như các loại hình GBI ít mang đặc tính truyền thống hơn/chưa phổ biến. Trong hiện trạng sử dụng đất hiện nay, những hoạt động được lựa chọn tương tự với kịch bản B được dự đoán; tuy nhiên, bên cạnh kịch bản B, những sân xanh, hồ và vườn nhà sẽ được xem xét, cũng như vườn cộng đồng. Không gian xanh sẽ được cải thiện, ví dụ thông qua trồng cây, cây bụi và hàng rào, xây dựng khu vui chơi nhiều cây gỗ. Cơ sở hạ tầng hiện tại có thể được cải thiện tốt hơn với vỉa hè thấm nước, mương sinh học và dải cỏ vỉa hè, đặc biệt trong những khu vực cải tạo và tái phát triển. Những khu vực được xây mới, như những khu vực đã được quy hoạch thành đất phát triển bổ sung, những khu vực tái phát triển và những khu vực mới phát triển đem lại cơ hội cho việc thực hiện các hành động/loại hình GBI với tác động về mặt không gian trung bình và/hoặc lớn, bao gồm không gian xanh trong khu phố, bờ sông xanh, các công viên đô thị quy mô trung bình và/hoặc lớn, vườn cây ăn quả, cơ sở thể dục thể thao xanh, vườn có giá trị lịch sử và đồng cỏ. Quy hoạch đô thị đến năm 2030 được dự báo có thể được điều chỉnh nếu cần thiết để phù hợp hơn về mặt không gian đối với những tác động có dấu vết lớn hơn. Như vậy, việc triển khai các hành động/loại hình GBI, diện tích không gian xanh trên đầu người trong những mục đích sử dụng đất đã được quy hoạch có thể sẽ được tăng lên so với kịch bản A, hoặc những cải thiện quy mô nhỏ được đề xuất trong kịch bản B.
Kịch bản D
Thành phố sinh học
Thành phố sinh thái
Khu vực tự nhiên sẽ được bảo vệ. Diện tích rừng tăng lên thông qua hoạt động trồng rừng như là một giải pháp bổ sung nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Việc mở rộng thành phố về mặt không gian sẽ chỉ được đáp ứng thông qua việc chuyển đổi khu vực đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng thành đất xây dựng. Thông qua việc áp dụng các quy định về xây dựng đối với các công trình được xây mới cho phép xanh hóa mái nhà và những mảng tường xanh, cũng như tỉ lệ lớn không gian xanh công cộng (nhiều cây gỗ), những khu vực xây dựng mới này sẽ có chất lượng môi trường tốt hơn rất nhiều. Tương tự, cơ sở hạ tầng hiện có cũng sẽ được cải thiện, ví dụ, trồng cây, phủ xanh rộng hơn và mật độ cao hơn, tạo thêm những dải cỏ vỉa hè, hồ điều tiết và mương lọc sinh học. Không gian xanh công cộng sẽ được phủ xanh thông qua việc trồng thêm cây và các loại hình thân gỗ khác. Chất lượng của những khu vực này sẽ được cải thiện hơn nữa khi các khu vui chơi được đưa vào sử dụng. Những giải pháp này có thể nâng cao khả năng chống chịu của thành phố Huế trước những điều kiện khí hậu trong tương lai, nâng cao sức khỏe và hành phúc của cộng đồng, và cải thiện đáng kể chất lượng khu vực lưu trú và tiềm năng giải trí của thành phố.
Mô tả về thành phố sinh thái được xây dựng dựa trên kịch bản C, và giả thuyết được đặt ra là tỉ lệ không gian xanh trên đầu người sẽ ngày càng tăng lên. Bên cạnh kịch bản C, kịch bản D đề xuất về việc trồng thêm rừng đô thị và/hoặc vườn cây ăn quả, hoặc những công viên đô thị lớn và vườn (lịch sử) được xây dựng trong những khu vực được dành cho các mục đích phát triển khác trong tương lai. Ngoài ra, những hoạt động chọn lọc bổ sung liên quan đến tài sản hiện có được đề xuất bao gồm mái nhà xanh, mảng tường cây xanh mặt tiền, và/hoặc mái nhà xanh mặt nước. Những công việc này nên và có thể được thực hiện tại những khu vực khả thi trong phạm vi quy hoạch sử dụng đất hiện nay, và đặc biệt trong phạm vi đất đã được quy hoạch các loại hình sử dụng đất, việc thực hiện các công việc này có thể ngày càng được đáp ứng thông qua việc điều chỉnh các quy định về xây dựng.

GreenCityLabHuế

Nature-Based Solutions IconCác giải pháp dựa

vào tự nhiên

News IconTin tức

mới nhất

Abou Us IconVề chúng

tôi

Nguồn tài trợ

Đơn vị thực hiện